Sử - Địa - GDCD
00:08 NGÀY 17/08/2015
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD LỚP 12 TỈNH TIỀN GIANG (20/3/2012)

  UBND TỈNH TIỀN GIANG                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

       ––––––––––––––                                   ––––––––––––––––––––––––-

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

                     KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH

Khóa ngày: 20/3/2012

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 06 câu, 02 trang.

***********

Câu 1:(4,5 điểm)

   Biển báo hiệu giao thông đường bộ có mấy nhóm, kể tên các nhóm đó ? Từng nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ biểu thị nội dung gì ? Ý nghĩa cụ thể của từng nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ ?

Câu 2:(3,5 điểm)

Hãy trình bày và làm rõ quyền học tập và sáng tạo của công dân ?

Câu 3:(1,5 điểm)

Phân biệt sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về nguồn gốc, nội dung, hình thức thể hiện và phương thức tác động ?

Câu 4:(3,5 điểm)

Văn bản quy phạm pháp luật là gì ? Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như thế nào ?

Câu 5:(2,0 điểm)

Nêu vai trò, nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng; bình đẳng giữa cha mẹ và con; bình đẳng giữa ông bà và con, cháu; bình đẳng giữa anh, chị, em ?

Câu 6:(5,0 điểm)

Bài đọc thêm:“CHỦ TỊCH NƯỚC CŨNG KHÔNG CÓ ĐẶC QUYỀN”

   Đầu năm 1946, cả nước ta tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội – nơi Bác Hồ ra ứng cử, có 118 Chủ tịch Ủy ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã, đã công bố một bản đề nghị: “Cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc Hội.

Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: “Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”.

Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại:

– Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình.

                 Nguyễn Dung, trong Bác Hồ với chiến sĩ, tập 1

                         NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

Anh (chị) có suy nghĩ gì khi đọc bài đọc thêm: “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền”.

–––––––––––––––––Hết–––––––––––––––––

Lưu ý:Giám thị giao đề thi cho thí sinh, không giải thích gì thêm

Bài viết cùng chủ đề